Chị Huyền cho biết: "Tôi bị huyết trắng bệnh lý kéo dài 5 năm nay, đã
đi khám, uống thuốc nhiều nơi nhưng chỉ được một thời gian lại tái phát.
Khí hư ra nhiều, có màu vàng và mùi hôi. Mỗi lần bị bệnh, vùng kín
ngứa, rát nhiều, giao hợp đau, viêm đỏ, khó chịu vô cùng".
Một số bạn bè khuyên chị Huyền nếu Tây y không hợp thử chuyển sang thảo
dược cho lành tính. Nhưng nghĩ đến việc chữa Đông y mất thời gian lại
chưa biết có hợp không nên chị nản, không thử. Chữa mãi không khỏi dứt
điểm, chị Huyền chọn cách sống chung với lũ, khi nào ngứa quá thì lại
đặt, uống thuốc còn thường ngày vệ sinh bằng các sản phẩm phụ khoa, thay
quần lót ít nhất 2 lần.
Nhiều chị em đau đầu vì bệnh huyết trắng.
|
Cùng chung nỗi niềm mắc bệnh phụ nữ giống chị Huyền, nhưng chị Uyên ở
quận Tân Bình, TP HCM lại tìm được phương pháp chữa trị khi theo thảo
dược. Chị Uyên tâm sự, khi tìm hiểu thấy bệnh huyết trắng khó chữa, chị
rất lo lắng vì mới lấy chồng, gia đình mong sớm có con. Ban đầu, chị
cũng uống vài loại thuốc Tây nhưng hiệu quả không cao, sau chuyển sang
dùng thảo dược, bệnh biến chuyển tốt.
"Tôi khám Đông y được giải thích bệnh huyết trắng là do nhiệt độc và
thấp nhiệt thâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, để khắc phục dứt điểm thì cần
thanh nhiệt, trừ độc. Vì chiết xuất từ thiên nhiên, nên tôi nghĩ đây là
cách an toàn. Sau khi theo bài thuốc thảo dược, một năm nay, bệnh huyết
trắng của tôi chưa tái nhiễm, khí hư giảm hẳn, không còn mùi hôi", chị
Uyên nói.
Theo Tiến sĩ Dược học Ngô Anh Ngọc, ở độ tuổi sinh sản, phụ nữ thường
có huyết trắng hay còn gọi là khí hư. Đó là chất dịch tiết ra từ bộ
phận sinh dục, thường bắt đầu có từ tuổi dậy thì. Huyết trắng góp
phần giữ cho môi trường âm đạo có độ ẩm nhất định, ngăn ngừa các tác
nhân gây bệnh và tạo điều kiện cho tinh trùng di chuyển đến tử cung.
Tuy nhiên, khi bị nấm men, tạp trùng hoặc trùng roi, khí hư thường có
màu vàng hoặc xanh, gây khô, rát, ngứa âm đạo, gọi là huyết trắng bệnh
lý.
"Để hỗ trợ phòng ngừa và chữa bệnh huyết trắng, thảo dược là một trong
những cách hiệu quả. Một số loại thảo dược kết hợp với nhau như bạch
truật, đẳng sâm, bán hạ chế, trần bì, khiếm thực, liên nhục, kim anh… có
tính kháng sinh thực vật, kháng nấm, diệt ký sinh trùng, thanh nhiệt,
trừ độc toàn diện tác dụng từ bên trong cơ thể, cân bằng sinh lý vùng
kín", Tiến sĩ Anh Ngọc cho biết thêm.
Những thảo dược là "khắc tinh" của huyết trắng bệnh lý.
|
Trong đó, bạch truật là một vị thảo dược quý hiếm, vị đắng, mùi thơm
nhẹ, tính ấm và có thể khắc phục những chứng bệnh như rối loạn tiêu hóa,
viêm ruột mạn tính…, được dùng để kháng khuẩn, hiệu quả trong việc chữa
huyết trắng.
Đẳng sâm lại có công dụng bổ khí như nhân sâm nhưng giá thành rẻ hơn và
gần gũi với cuộc sống của người dân hơn. Trong y học cổ truyền, rễ đẳng
sâm còn dùng để chữa thiếu máu, băng huyết, khí hư nhược, đại tiện
lỏng, suy nhược cơ thể.
Bán hạ chế vị thuốc chống nôn, chữa ho, nhiều đờm, tiêu hóa kém, bụng
đầy chướng hiệu quả. Bán hạ chế còn có chức năng giải độc, thích hợp cho
việc giải trừ nhiệt độc từ bên trong cơ thể.
Kim anh thuộc họ hoa hồng chứa rất nhiều vitamin C, sắt, can-xi... Đây
những khoáng chất có tác dụng tăng cường sức khỏe, kháng khuẩn, điều hòa
khí huyết và bệnh lý huyết trắng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét