Bệnh loét dạ dày – tá tràng khá phổ biến trên thế giới và ở Việt
Nam. Tỉ lệ mắc bệnh ở các nước là 5-10% dân số và trong suốt một đời
người khả năng mắc bệnh loét dạ dày - tá tràng là 10%. Bệnh loét tá
tràng gặp nhiều gấp 4 lần loét dạ dày, nhưng loét tá tràng thường là
loét lành tính, còn loét dạ dày một số trường hợp diễn biến đến ác tính.
Triệu chứng thường thấy khi viêm loét dạ dày - tá tràng là: vùng bụng
trên (thượng vị) đau, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau từng cơn lúc đói
hoặc vào ban đêm. Bệnh nhân có thể buồn nôn, đầy bụng, chậm tiêu. Người
bệnh thường bị đau khi công việc căng thẳng, lo lắng nhiều, buồn rầu,
tức giận hoặc sợ hãi, nhất là khi ăn uống thất thường, không đúng bữa,
không được nghỉ ngơi. Khi ăn vào, cơn đau có thể dịu đi nếu là loét dạ
dày. Tuy nhiên, nếu là loét tá tràng có thể sau ăn lại đau tăng.
Người bị viêm loét dạ dày - tá tràng nên ăn những thức ăn mềm như cháo thịt băm.
|
Nguyên tắc của chế độ ăn: Dùng thức ăn có tính chất bọc, hút, thấm niêm mạc dạ dày như gạo tẻ, bánh mỳ. Thức ăn phải mềm, được chế biến nhừ, ít có tác dụng cơ giới bằng cách hạn chế thực phẩm có nhiều sợi xơ, không nên để thức ăn nóng quá hay lạnh quá. Ăn những thức ăn giảm tiết dịch vị: chất ngọt, chất béo ít gây tiết dịch vị; thịt nạc, cá nạc gây tiết nhiều dịch vị cho nên không ăn quá nhiều thịt, cá, nước dùng thịt. Ăn thành nhiều bữa nhỏ, có thể ăn thêm các bữa phụ vào lúc 10 giờ, 15 giờ và 22 giờ. Sau khi ăn xong cần có chế độ nghỉ ngơi.
Những thức ăn nên dùng: Cháo, cơm, bánh mỳ, các loại khoai luộc chín hoặc nấu nhừ; Thịt nạc, cá hấp, luộc, om; Lá rau non: luộc hoặc nấu canh, quả chín ngọt; Đường, sữa, bánh mứt kẹo, mật ong; Thức uống: nước lọc, nước chè xanh.
Thức ăn không nên dùng: Bún, dưa cà, hành muối, các loại
thức ăn nguội; Các loại gia vị, nước sốt đậm đặc; Không dùng thức ăn
chua, quả chua; Bỏ hẳn rượu, thuốc lá.
PGS.TS. Trần Minh Đạo
0 nhận xét:
Đăng nhận xét