Cây câu đằng hay còn gọi là dây móc câu, dây dang quéo, móc ớ, vuốt,
co nam kho (Thái), pước cậu, nam lập câu (Tày), ghím tỉu (Dao).
Là loại
dây leo, thường mọc ở nơi mát. Lá mọc đối có cuống, hình trứng đầu nhọn,
mặt dưới lá như có phấn, ở mặt lá có gai mọc cong xuống trông giống như
lưỡi câu nên gọi là móc câu. Hoa nhỏ hình cầu nở vào mùa hạ, có màu
vàng trắng.
Cây mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta. Bộ phận được sử dụng
làm thuốc là phần đốt thân có móc câu (loại đốt có 1 móc câu hay loại
có 2 móc câu tốt hơn) cắt nhỏ phơi hay sấy khô. Cây thường được thu
hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu. Ở nhiều nơi nhân dân còn dùng móc câu
để ăn trầu.
Một số bài thuốc thường dùng:
- Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp:
Bài 1: Câu đằng 10g, xuyên khung 5g, cam thảo 2g, quế chi 3g. Đổ 3
bát nước sắc còn lại 1 bát chia 3 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu
trình.
Bài 2: Câu đằng 10g, lá dâu, cúc hoa vàng, hạ khô thảo, thảo quyết
minh mỗi vị 8g, sao vàng. Đổ 500ml nước sắc còn 200ml, chia 2 lần uống
trong ngày. Dùng liền 10 ngày.
Bài 3: Câu đằng, ích mẫu, dạ đằng giao, bạch linh mỗi vị 12g, thạch
quyết minh, tang ký sinh mỗi vị 20g, thiên ma, chi tử, hoàng cầm, ngưu
tất mỗi vị 8g, Tất cả rửa sạch đổ 800ml nước sắc còn 300ml, chia 3 lần
uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.
- Hỗ trợ chữa trúng phong, liệt thần kinh mặt: Câu đằng 12g, dây hà
thủ ô tươi 24g. Sắc uống trong ngày. Khi sắc hà thủ ô gần được mới cho
câu đằng vào để cho sôi 1 - 2 phút, trào lên là được.
- Chữa nghiến răng: Câu đằng 10g, kim ngân hoa 9g, cúc hoa vàng,
địa long mỗi vị 6g, bạc hà 3. Tất cả sắc với 200ml nước còn 50 ml, uống
làm 1 lần trong ngày.
Để bài thuốc hiệu quả còn tùy thuộc vào thể trạng của từng người các
vị thuốc có thể gia giảm nên người bệnh cần được bắt mạch cụ thể.
Xem thêm: dia chi ban nu tam that bao tu
0 nhận xét:
Đăng nhận xét